Thi công nội thất nhà phố là một tập hợp của rất nhiều công đoạn, có sử dụng sức lực của con người, máy móc, mục đích chính là để biến bản vẽ thành hiện thực. Thi công nội thất có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc ý tưởng của chủ nhà và kiến trúc sư có thành hiện thực hay không, có bị làm lệch lạc không. Thi công nội thất phải được thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế, chuẩn về tỉ lệ, kích thước, các sản phẩm nội thất, màu sắc, và theo ý tưởng của chủ nhà sau khi đã thông qua việc thiết kế thông nhất 3D …
Sở thích của mỗi người sẽ khác nhau, có những người thích phong cách hiện đại, có người lại thích phong cách tân cổ điển, phong cách Á Đông… Điều quan trọng nhất là gia chủ cảm thấy có được niềm vui và sự thoải mái trong chính căn hộ của mình. Thiết kế thi công nội thất chính là bước quan trọng để đạt được mục tiêu đó của khách hàng.
Thi công nội thất và thiết kế nội thất trọn gói bao gồm hai công đoạn là thi công phần thô và thi công hoàn thiện:
- Thi công hoàn thiện phần thô: Bao gồm các hạng mục như điện, nước, trần nhà, hệ thống thông khí, điều hòa, trần thạch cao, sơn bả, lát sàn gỗ, lắp đèn, điều chỉnh lại công năng của căn hộ sao cho phù hợp sự mong muốn của chủ nhà …
- Thiết kế thi công nội thất: Là lựa chọn đồ dùng nội thất một cách hợp lý để sắp xếp, bố trí trong nhà nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tiện nghi. Thi công hoàn thiện bao gồm một số hạng mục như: kệ tivi, ghế sofa, bàn ăn, tủ bếp, giường, tủ quần áo, bàn trang điểm… Các đồ nội thất sẽ được sản xuất tại xưởng sản xuất rồi sau đó vận chuyển đến khu vực nhà khách hàng để lắp đặt. Nội thất được sắp xếp theo công năng sử dụng, mục đích cuối cùng là đem đến cho chủ nhà một không gian sống thoải mái, đầy đủ tiện nghi và sự hài lòng trên từng sản phẩm.
Quy trình thi công và thiết kế nội thất diễn ra như thế nào?
Thi công nội thất và thiết kế được thực hiện một cách bài bản theo từng phần , có trật tự, có kế hoạch cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, và sự hài lòng cho khách hàng. Một quy trình thi nội thất bao gồm những bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu của gia chủ
Sau khi liên hệ với đơn vị thiết kế, khách hàng sẽ được sắp xếp để gặp gỡ các kiến trúc sư để thảo luận về các vấn đề liên quan đến thiết kế. Trong bước này, kiến trúc sư cần làm rõ được các vấn đề cơ bản dưới đây trước khi tiến hành thực hiện.
- Mục đích sử dụng của căn hộ, nhà phố, biệt thự là gì? Để ở, cho thuê dài hạn hay làm dịch vụ như resort…
- Số lượng thành viên trong gia đình sinh sống trong căn hộ, sở thích, yêu cầu riêng của mỗi người là gì
- Phong cách nội thất mà gia chủ mong muốn là gì, có phù hợp với thực tế không?
- Điều kiện kinh tế của khách hàng: Đây là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách thiết kế, chất liệu nội thất, thương hiệu của các chất liệu nội thất..
- Tiến độ mong muốn của chủ nhà: Có những gia đình không yêu cầu công trình hoàn thiện sớm nhưng cũng có những gia đình cần bàn giao sớm để kịp chuyển vào ở theo đúng ngày dự kiến. Chính vì vậy, kiến trúc sư cần hỏi rõ mong muốn của gia chủ và đưa ra những giải đáp phù hợp về thời gian hoàn thành.
- Các yêu cầu khác từ chủ nhà: ví dụ như chủ nhà muốn màu chủ đạo là màu gì, thích phong cách nào, họ có yêu cầu gì về phong thủy hay không…
Bước 2: Khảo sát thực tế công trình: Khảo sát hiện trạng, tư vấn công năng
Các kiến trúc sư sẽ tiến hành đo đạc diện tích, khảo sát, lên ý tưởng công năng và định hình trong đầu những ý tưởng trang trí thiết kế nội thất căn nhà. Bước này có ý nghĩa quan trọng, giúp kiến trúc sư tư vấn cho chủ nhà những phương án thích hợp. Thêm vào đó là sự kết hợp với ý tưởng của chủ nhà để sao định hình được bản vẽ 3D phù hợp. Trong bước này, các kiến trúc sư cũng cần quan sát, tìm hiểu thật kỹ mong muốn, sở thích của chủ nhà đối với căn nhà của mình.
Trong quá trình khảo sát, đơn vị thiết kế thi công nội thất cần thực hiện các công việc như sau:
- Đo đạc chính xác diện tích của căn hộ và các không gian chức năng cụ thể để phục vụ quá trình thiết kế bản vẽ.
- Chú ý về các yếu tố như: độ cao, vị trí của tường, dầm…
- Xác định vị trí cụ thể của các đồ nội thất như: bàn ghế sofa, kệ tivi, kệ trang trí, tủ rượu, bếp, bàn ăn, giường ngủ, bàn trang điểm…
- Xác định vị trí của các ổ điện, các đường kết nối của các thiết bị để đảm bảo sự tiện lợi khi sử dụng, tránh tình trạng sai sót phải sửa chữa lại tốn thời gian và lãng phí tiền bạc.
- Kiến trúc sư tư vấn cho khách hàng về các giải pháp phù hợp nhất cho căn hộ, nhà ở…
Bước 3: Lên bản vẽ thiết kế 3D và mặt bằng công năng nội thất
Sau khi khảo sát thực tế và hiểu rõ những gì mình cần làm, các kiến trúc sư sẽ dựng bản vẽ 3D nhìn như không gian thật, giúp chủ nhà dễ dàng hình dung ra căn hộ sẽ như thế nào trước khi thi công nội thất. Đặc trưng của bản thiết kế 3D là giống như một không gian thật, bao gồm cả màu sắc, chiều sâu, giúp khách hàng có cái nhìn trực quan về không gian của căn nhà. Bản vẽ 3D sẽ bao gồm các không gian như: phòng khách, phòng ngủ, các chi tiết trang trí để làm nổi bật cho căn nhà.
Bản vẽ 3D nhằm giải quyết vấn đề bố trí công năng sử dụng, đồ đạc được đặt ở các vị trí sao cho phù hợp không gian. Sau đó, bản vẽ 2D sẽ được lên với những chi tiết cụ thể nhất, giúp thợ sản xuất nội thất và thợ thi công có thể dễ dàng thực thi theo. Bản vẽ 2d giúp việc thợ hình dung đơn giản hơn, quá trình thi công nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thông thường khách hàng sẽ được thay đổi ý tưởng bản vẽ 3D nếu chưa thấy hài lòng. Tuy nhiên, số lần thay đổi sẽ tùy theo từng đơn vị thiết kế, thậm chí một số đơn vị sẽ cho phép bạn thay đổi đến khi nào hài lòng thì thôi. Chính vì vậy, bạn cần trao đổi kỹ với kiến trúc sư về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi của mình nhé.
Bước 4: Gửi báo giá sơ bộ cho khách
Nhân viên của đơn vị thi công nội thất sẽ gửi báo giá sơ bộ cho khách hàng dựa trên bảng báo giá niêm yết của công ty và công năng sử dụng khi đã chốt với chủ nhà. Báo giá sơ bộ sẽ giúp khách hàng dự toán được tổng chi phí thiết kế thi công nội thất khoảng bao nhiêu, có cần điều chỉnh để mức giá lên hoặc xuống hay không.
Trong từng phong cách thiết kế như phong cách hiện đại, cổ điển, phong cách tân cổ điển… sẽ có mức giá riêng, tùy theo mức độ phức tạp của nội thất. Bên cạnh đó, giá thi công còn phụ thuộc vào chất liệu nội thất mà bạn sử dụng như gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, sắt, thép, kính, inox….Các chất liệu này sẽ được tư vấn thật kỹ lưỡng trong quá trình kiến trúc sư trao đổi với khách hàng.
Bước 5: Ký hợp đồng thiết kế
Sau khi đã chốt được bảng báo giá sơ bộ theo công năng, bước tiếp theo là bước triển khai hợp đồng thiết kế. Khách hàng và đại diện đơn vị thi công nội thất sẽ ký hợp đồng nhằm thỏa thuận quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên cũng như chi phí đầu tư. Bản hợp đồng có dấu đỏ, có chữ ký hai bên và có giá trị pháp lý. Hợp đồng ghi rõ những thông tin về kế hoạch thời gian, công việc, triển khai 3D, các hạng mục thiết kế, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành thiết kế… Những điều này sẽ dựa theo sự trao đổi, thỏa thuận của khách hàng và đại điện đơn vị thiết kế đã thống nhất từ trước đó.
Bước 6: Báo giá nội thất sau khi thiết kế 3D
Bước này báo giá chi tiết từng hạng mục thi công cùng với bản vẽ 3D. Bản vẽ này cũng thể hiện rõ ràng các đồ dùng nội thất, chất liệu gỗ công nghiệp, kích thước, màu sắc và vị trí của chúng. Bảng báo giá nội thất dưới đây có mức giá khá hợp lý do đồ nội thất được làm trực tiếp tại xưởng sản xuất của đơn vị thiết kế và thi công nội thất, giá thành đến tay khách hàng không trải qua khâu trung gian nên có tính cạnh tranh cao. Chất lượng nguồn gốc gỗ luôn được đảm bảo theo đúng như yêu cầu của khách hàng đề ra, thi công đúng theo 3D và bản vẽ kỹ thuật khi thiết kế.
Bước 7: Ký hợp đồng sản xuất thi công nội thất
Nếu khách hàng đồng ý với bản vẽ 3D cùng với chi phí đầu tư thì sẽ ký hợp đồng sản xuất nội thất cho căn nhà của mình. Hợp đồng thi công nội thất sẽ bao gồm các thông tin về chất liệu, kiểu dáng nội thất, các hạng mục nội thất, thời gian lắp đặt, bàn giao công trình, thỏa thuận về thanh toán chi phí thi công…
Hiện nay, một số đơn vị thiết kế và thi công nội thất có sở hữu xưởng sản xuất gỗ riêng, do đó khách hàng sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những đơn vị cần trải qua một đơn vị trung gian.
Khi ký hợp đồng sản xuất nội thất với đơn vị thiết kế hoặc với xưởng sản xuất, khách hàng sẽ lựa chọn chất liệu nội thất cho căn nhà của mình, bao gồm các chất liệu phổ biến như: gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên, nhôm, kính, inox kết hợp với da… Lựa chọn chất liệu nội thất như thế nào còn tùy thuộc vào phong cách thiết kế chung của căn nhà, tùy vào sở thích và điều kiện kinh tế của gia chủ.
Bước 8: Xưởng Thi công nội thất theo bản vẽ
Khi tiến hành thi công, bên xưởng sản xuất căn cứ vào thiết kế 3D và 2D để lập khối lượng thi công nội thất, lên kế hoạch sản xuất, nhập vật tư về xưởng. Quá trình sản xuất nội thất sẽ theo sát bản vẽ 2D và có sự giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện những sai lầm, đảm bảo thực tế giống với bản vẽ 3D. Khách hàng có thể lựa chọn đồ gỗ cho căn hộ của mình, có thể thực hiện như bản vẽ ban đầu hoặc cũng có thể thêm bớt một số chi tiết, tuy nhiên việc này cần trao đổi với kiến trúc sư vì chúng có liên quan đến chi phí, thời gian thi công…
Đồ gỗ nội thất sẽ được bọc kỹ lưỡng và vận chuyển từ xưởng sản xuất đến khu vực của nhà khách hàng. Đội ngũ thợ thi công sẽ tiến hành lắp đặt nội thất theo bản vẽ hợp đồng đã ký trước đó giữa hai bên. Trước khi tiến hành thi công, chủ nhà và đơn vị thi công cần làm việc với ban quản lý toà nhà để thông báo cho họ và đảm bảo các yếu tố về an toàn phòng cháy chữa cháy, hạn chế tiếng ồn, bụi bẩn để không ảnh hưởng đến những gia đình xung quanh.
Bước 9: Kiểm tra vệ sinh và bàn giao công trình
Sau khi đã hoàn thành các hạng mục thi công, cần tiến hành kiểm tra và làm vệ sinh sạch sẽ cho công trình, sau đó là quá trình bàn giao cho khách hàng. Nếu khách hàng hài lòng và không cần sửa chữa gì thì sẽ hoàn tất mọi công đoạn thi công thiết kế nội thất. Hai bên sẽ bàn giao công trình, nghiệm thu và kết toán chi phí còn lại theo đúng hợp đồng.
Xem thêm: Tranh Hoa Hiện Đại ; thiết kế và thi công nội thất