Đồ gỗ nội thất từ xưa đến nay vẫn luôn luôn được ưa chuộng và ưu tiên sử dụng. Nội thất gỗ không chỉ mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho công trình của bạn mà còn bền vững với thời gian và thân thiện với môi trường. Thi công đồ gỗ đòi hỏi sự cầu kỳ, phức tạp, yêu cầu đơn vị thi công phải có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này.
Quy trình thi công đồ gỗ được chia làm 3 giai đoạn sau:
1. Tiêu chuẩn sản phẩm phần thô
2. Tiêu chuẩn hoàn thiện phần sơn
3. Tiêu chuẩn bảo quản và lưu kho sản phẩm
Từ những kinh nghiệm thực tế chúng tôi đã không ngừng cải thiện, ứng dụng máy móc và công nghệ mới để hoàn thiện sản phẩm từ gỗ
I. TIÊU CHUẨN SẢN ĐỒ GỖ PHẦN THÔ
1. Tiêu chuẩn chọn gỗ nguyên liệu
– Vật liệu gỗ thô phải được chọn lựa kỹ và được sử lý trước khi đem vào gia công chế tạo sản phẩm.
– Đối với gỗ cây phải chọn những cây già, cây thẳng, ít vết mắt trên thân cây. Kiểm tra kỹ tránh mua phải những cây sâu lõi không có giá trị kinh tế.
– Đối với gỗ hộp là loại gỗ đã được bóc đi các phần rác của cây chỉ còn phần lõi đẹp lưu ý chọn những hộp gỗ tương đồng về màu sắc.
– Đối với gỗ Công nghiệp “ MDF, Ván dán, Okan, Gỗ tự nhiên ghép thanh…”
Chọn những lô gỗ mới sản xuất, các góc cạnh không bị nứt nẻ mong tróc,Màu sắc các tấm gỗ phải đều nhau nếu là gỗ veneer tương đối > 90%,Bề mặt không phẳng không có các tật lỗi,mắt gỗ, không nứt nẻ mong tróc.
– Mỗi một loại gỗ Công Nghiệp có ưu nhược điểm khác nhau
+ Gỗ MDF có độ phẳng bề mặt rất cao thích hợp làm những đồ gỗ sơn bệt. Nhược điểm khi sử dụng ở những khẩu độ lớn dễ bị cong vênh tính chịu lực kém.
+ Gỗ OKAN có độ phẳng cao bề mặt cứng rất thích hợp làm những phần cánh tủ, mảng ốp tường trang trí diện rộng.
+ Gỗ ván dán là loại gỗ do nhiều lớp gỗ mỏng cấu tạo thành. Tính chất chịu lực cao thường hay được sử dụng làm khung, thùng. Nhược điểm độ phẳng bề mặt kém.
Tùy vào tính chất của gỗ nguyên liệu và chất liệu sơn khi hoàn thiện sản phẩm để sử dụng các loại gỗ cho phù hợp
Gỗ được chọn đưa vào sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu theo chỉ tiêu chất lượng về qui định cường độ, độ ẩm, độ co ngót cong vênh, độ đặc chắc….
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm phần thô.
– Các sản phẩm khi thô thi công đồ gỗ phải đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật sau. Tiêu chuẩn về kỹ thuật là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm.
– Sản xuất phải đúng thiết kế về kích thước, hình dáng, độ dung sai cho phép.
– Các chi tiết cấu tạo phải đảm bảo về kết cấu liên kết và thẩm mỹ, nếu có bản vẽ chỉ định kết cấu thì phải tuân theo bản thiết kế.
– Các vết ghép nối phải đảm bảo nằm trong độ dung sai cho phép về kỹ thuật.
. Cạnh cắt của các tấm phải được trà nhẵn phẳng không để bị răng cưa, đối với những cạnh lộ ra phía ngoài phải được dán cạnh bằng ván lạng theo đúng tiêu chuẩn, không để bị phồng hoắc nứt và kín khít không để lộ vết.
. Các góc sản phẩm gỗ thịt, gỗ MDF phải được bo mép từ 1mm đến 2mm. Đối với các sản phẩm bề mặt bằng Veneer phải ghép theo phương pháp ghép mòi. Không sử dụng các mảng ván veneer kém, mỏng, to bản quá 50mm để dán cạnh.
. Không được lấy dấu hoặc ghi tên lên các sản phẩm bằng bút bi hay bút dạ (dùng bút chì và mác tạm để đánh dấu).
. Các sản phẩm trong quá trình sản xuất phải được bảo quản đúng cách không được để bị trấy sước, sứt góc. Phải có biện pháp che mặt và bọc góc để bảo vệ sản phẩm khi xếp lưu kho trước khi chuyển sang công đoạn sơn. Phải có khu vực lưu kho riêng biệt đảm bảo khô dáo và gọn gàng.
. Các sản phẩm sản xuất ra phải được lắp giáp lên hoàn chỉnh để kiểm tra trước mọi vấn đề vướng mắc để điều chỉ lần cuối giữa 3 bên: tổ trưởng thi công- KS giám sát nhà sưởng- KS giám sát độc lập của công ty. Sau khi đạt các tiêu chuẩn và kí xác nhận rồi mới làm thủ tục bàn giao sang công đoạn sơn hoàn thiện sản phẩm.
. Đối với các mặt trái của sản phẩm cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trên nhưng sử dụng vác loại ván không đòi hỏi chất lượng cao như mặt phải. Không dùng các loại các gỗ tạp kém phẩm chất. (vẫn phải là ván có đủ chất lượng nhưng không đỏi hỏi cao về bề mặt.)
II: TIÊU CHUẨN HOÀN THIỆN SƠN
A. Tiêu chuẩn kỹ thuật chung của sản phẩm sơn
– Đối với sản phẩm sơn hoàn thiện PU: Màu sơn đúng, đều màu, bề mặt nhẵn mịn, quá trình sử dụng không biến màu; như ố mốc, chuyển mầu. Tuyệt đối không để bề mặt bị cháy màu, bị chảy sơn và bị bụi bám vào bề mặt.
– Đối với các sản phẩm sơn công nghiệp: Bề mặt sơn phải nhẵn mịn, màu sắc không bị ố hay chuyển mầu theo thời gian. Độ dày và độ phủ của lớp sơn phải đạt chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của từng hãng sơn.
B. Quy trình kỹ thuật của từng loại sản phẩm sơn
1) Đối với các sản phẩm dùng sơn PU được chỉ định để tom:
a) Sản phẩm hoàn thiện phần thô sẽ được chà lại, loại bỏ các tạp chất để có bề mặt nhẵn mịn, sau đó công nhân phân xưởng sơn tiến hành sơn lớp sơn lót và sau đó đánh bóng bằng máy chà chuyên dụng.
b) Sản phẩm phải được lau hết lớp bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn để đảm bảo bề mặt sản phẩm đạt độ nhẵn và bóng.
c) Sau công đoạn này sản phẩm được tiến hành sơn lớp lót, chờ không kiểm tra và xử lí các lỗi còn lại trước khi sơn hoàn thiện.
d) Với sản phẩm màu thì tiến hành sơn lớp sơn màu theo mã màu đã được chỉ định. Giai đoạn này có tính chất hết sức quan trọng, nó quyết định màu sắc của sản phẩm sau này.
e) Phủ bóng và cứng: sau khi được sơn màu sản phẩm sẽ được phun bóng và phủ cứng. Sau khi hoàn thiện sơn PU phải đảm bảo là mỏng, bóng, màu đều, không bị biến dạng mầu theo thời gian. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn phải còn lộ tom gỗ.
2) Đối với các sản phẩm sơn PU được chỉ định không để tom:
a. Sản phẩm hoàn thiện phần thô sẽ được chà lại, sau đó công nhân phân xưởng sơn tiến hành bả toàn bộ bề mặt và sau đó tiếp tục chà bằng máy chà chuyên dụng.
b. Sản phẩm phải được lau hết lớp bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn các lớp sơn để đảm bảo bề mặt sản phẩm đạt độ nhẵn và bóng.
c. Tiến hành sơn lót và đánh bóng bằng máy chà chuyên dụng.
d. Với sản phẩm màu thì tiến hành sơn lớp sơn màu theo mã màu đã được chỉ định. Giai đoạn này có tính chất hết sức quan trọng, nó quyết định màu sắc của sản phẩm sau này.
e. Phủ bóng và cứng: sau khi được sơn màu sản phẩm sẽ được phun bóng và phủ cứng. Sau khi hoàn thiện sơn PU phải đảm bảo là mỏng, bóng, màu đều, không bị biến dạng màu theo thời gian.
3) Đối với các sản phẩm sơn Công nghiệp được chỉ định không để tom:
a. Sản phẩm hoàn thiện phần thô sẽ được chà lại, sau đó công nhân phân xưởng sơn tiến hành bả toàn bộ bề mặt rồi tiếp tục chà bằng máy chà chuyên dụng.
b. Sản phẩm phải được lau hết lớp bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn các lớp sơn để đảm bảo bề mặt sản phẩm đạt độ phẳng và bóng.
c. Tiếp tục là sơn lớp sơn lót và đánh bóng bằng máy chà chuyên dụng cho đạt tiêu chuẩn yêu cầu về bề mặt.
d. Tiến hành sơn lớp sơn màu theo mã màu đã được chỉ định của hãng sơn đã chọn. Giai đoạn này có tính chất hết sức quan trọng, nó quyết định màu sắc, chất lượng của sản phẩm sau này. Các sản phẩm sau khi làm màu phải đảm bảo đúng màu sắc theo mã mầu chị định, về độ dày và độ che phủ phải đảm bảo được theo tiêu chuẩn cáo của từng hãng.
Chú ý chung: Bề mặt bên trong của các sản phẩm cũng phải làm kỹ như những bề mặt lộ ra phía ngoài. Những mặt khuất của sản phẩm không bao giờ lộ ra ngoài (mặt sau hậu tủ, nóc tủ, gầm tủ…) cũng phải được sử lý bề mặt nhẵn phẳng bằng bột bả rồi sơn lót và sơn phủ chống mốc và bảo quản cốt gỗ bên trong.
III. ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM LƯU KHO BẢO QUẢN.
Việc bảo quản sản phẩm trong giai đoạn vừa sơn song là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến kết quả của toàn bộ các khâu công đoạn trước đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm xuất kho. Vì vậy phòng chờ khô sau giai đoạn sơn phải thông thoáng, sạch sẽ không bụi không côn trùng…Các sản phẩm phải được xếp cẩn thận trên giá và các vị trí ổn định.
Sau khi các sản phẩm hoàn thiện công đoạn sơn các sản phẩm được tiến hành nghiệm thu nội bộ giữa 3 bên: tổ trưởng thi công- KS giám sát nhà sưởng- KS giám sát độc lập của công ty. Sau khi đạt các tiêu chuẩn và kí xác nhận rồi các sản phẩm được tiến hành bọc góc và đóng kiện theo các bộ sản phẩm, gắn mã số xuất xưởng.
Các sản phẩm trong thời gian lưu kho chờ xuất đi công trình phải có khu vực lưu kho riêng.
Xem thêm: Tranh chữ thư pháp; thiết kế nội thất phòng bếp